Take a fresh look at your lifestyle.

Các mẹo phân biệt đồng hồ nam thật và giả nên biết

17,231

Không ai muốn vác đồ giả về nhà cả, và dù được làm tinh xảo đến đâu, đồng hồ giả vẫn có những điểm khác biệt mà bất cứ quý ông nào cũng có thể tinh ý phát hiện ra.

Phân biệt đồng hồ thật với đồng hồ giả không quá khó. Nhìn vào một chiếc đồng hồ dán nhãn “Bolex”, bạn sẽ biết ngay đây không phải là hàng thật. Tuy nhiên giờ đây, các nhóm làm giả đã trở nên tinh vi hơn rất nhiều. Thậm chí, những chiếc đồng hồ giả còn được làm chăm chút, tỉ mỉ để trông giống thật nhất có thể: khung vỏ được đánh bóng cẩn thận, dùng sơn phản quang cho phần số, thậm chí số seri sòn được khắc bằng tay cực kỳ cẩn thận. Với đồ giả loại này, bạn phải dùng tới kính hiển vi để có thể soi ra sự khác biệt.

Để đảm bảo món đồ bạn mua không phải hàng lởm, hãy tham khảo một số lưu ý đến từ các chuyên gia đồng hồ hàng đầu nước Anh.

Nếu thấy một chiếc Paul Newman Rolex Daytona được đặt cùng 3 chiếc đồng hồng ở trong chăn, rất có thể nó không phải là đồ thật. Kể cả khi đồng hồ được đặt trong tủ kính lộng lẫy, chưa chắc nó không phải hàng giả. Trừ khi người bán hàng là đại lý của hãng, bạn không thể đảm bảo họ sẽ giao cho bạn đúng hàng. Tại cửa hàng, hãy hỏi xem họ được phép những dòng đồng hồ nào, sau đó lên website của hãng để kiểm tra lại lần nữa cho chắc. Đôi khi, bạn nên mua đồng hồ ngay tại đại lý được ủy quyền, thay vì tìm kiếm trên các trang bán lẻ như eBay, Gumtree. Như vậy, bạn không chỉ đảm bảo mình mua được đồ xịn, mà còn nhận được bảo hành cũng như được bảo dưỡng cẩn thận nếu đó là đồ second-hand.

Đồng hồ là một khoản đầu tư khôn ngoan bởi nó có giá trị cao. Vì thế, nếu người bán hàng cho bạn không biết giá trị thực sự của Rolex, bạn cần phải cảnh giác. “Nếu bạn mua với giá hời một cách bất thường, có thể đó chính là đồ giả,” Tim Pavy – một chuyên gia bán lẻ từng làm việc cho The Watch Gallery cho biết. “Nếu bạn mua một chiếc đồng hồ ít hơn 25% so với giá thị trường, rất có thể đó không phải là đồ thật.”

Ở mức giá thấp như vậy, bạn không thể nào tìm được một chiếc đồng hồ đến từ thương hiệu cao cấp. Bất cứ ai mua sản phẩm của Rolex hay Omega đều biết chúng chất lượng, đáng giá đến từng xu. Vì thế, bạn cần tỉnh táo trước cái bẫy giảm giá.

Hãy đến tận nơi để xem hàng
Một bức tranh đáng giá bằng ngàn lời, và hầu hết chúng đều là những lời nói dối. Nếu bạn mua các trang đấu giá trực tuyến hay các trang bán đồ secondhand, “những bức ảnh thiếu chi tiết có thể cho thấy người bán đang cố tình giấu điều gì đó,” Pavy cho biết.

Nếu ảnh nhòe, hoặc người bán không chụp tất cả các góc, hãy cảnh giác. “Một chiếc đồng hồ không có hộp đựng hay giấy gói có thể là đồ giả.” Bạn cần phải kiểm tra mọi chi tiết và lỗi (nếu có) trước khi mua. Nếu chiếc đồng hồ đó là hàng secondhand, nó nên có một bản mô tả chi tiết đi kèm: tần suất được sử dụng, mức độ hao tổn, nhược điểm tồn tại (trầy xước, dấu tích sửa chữa,…)

Nếu không thể đến tận nơi mua, hãy chọn những nhà bán lẻ online uy tín như The Watch Gallery, Mr. Porter hoặc Watches of Switzerland. Rất nhiều chiếc đồng hồ tuyệt vời nhất thế giới đều được bán ở đây.

Đo độ nặng nhẹ của đồng hồ
Ngoại trừ đồ super fake (hàng nhái được làm vô cùng tinh xảo, giống hàng thật tới nỗi không thể nhận ra bằng mắt thường), đồng hồ giả thường nhẹ hơn đồ thật do những người buôn hàng giả sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền để tiết kiệm chi phí. Chúng trông cũng thô hơn. “Một trong những công đoạn khó nhất để làm ra một chiếc đồng hồ thật là gia công bằng tay. Công đoạn này máy móc không thể bắt chước được,” Lloyd Amsdon – người đồng sáng lập của Watchfinder – cho biết.

“Một chiếc đồng hồ giả sẽ có viền khung sắc – một dấu hiệu cho thấy nó không được gia công cẩn thận.” Một chiếc đồng hồ được làm giả tinh vi có thể bắt chước được những vệt xước trên bề mặt thép không gỉ, nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ nhận ra điểm bất thường. Vì thế, hãy mang theo một chiếc kính lúp khi đi mua để soi cho rõ.

Có những thứ không thể làm giả
Hãy sử dụng kính lúp để nhìn các số chỉ giờ trên mặt đồng hồ nhằm tìm ra những ký tự bị viết sai hoặc bị thiếu. Những chiếc đồng hồ cao cấp thực sự sẽ luôn được bán trong tình trạng hoàn hảo nhất. Vì thế, nếu logo của chiếc Audemars Piguet của bạn không thẳng hàng, chắc chắn nó là đồ giả chứ không phải là đồ bị lỗi.

“Các loại đồng hồ giả có mức giá rẻ như vậy sẽ không bao giờ áp dụng kỹ thuật in số tiên tiến,” Amsdon khẳng định. “Một chiếc đồng hồ giả sẽ có những điểm không đồng nhất.” Trước khi bỏ tiền ra mua, hãy thử tìm hình ảnh mặt đồng hồ thật trên trang chủ của thương hiệu và so sánh từng chi tiết.

Kỹ thuật chạm khắc cũng có thể nói lên nhiều điều. Thử nhìn kỹ đồng hồ và xem liệu có các chữ cái có đồng đều không, mượt mà không. Những chữ số và chữ cái trên mặt đồng hồ giả thường có viền lởm chởm và khá thô. Vì vậy, bạn cần cảnh giác cao độ.

Nguồn: Cafebiz, trithuctre

Bài khác